Gần cả tháng nay lu bu công việc đến giờ mới gỡ hết được bụi bám trên blog để viết entry này. Rất cảm ơn các bạn đã ghé thăm và comment trong thời gian qua. Thú thật là tôi rất muốn chia sẻ nhiều về công việc Biên tập viên truyền hình nhưng nhiều lúc nghĩ đi nghĩ lại, mình chưa phải là BTV lâu năm, dày dặn kinh nghiệm như kiểu chị Quỳnh Hương hay anh Quang Minh VTV thì nếu chia sẻ không khéo sẽ rất khó thuyết phục. Những cái cơ bản cũng đã đề cập nhiều trong các comment rồi. Hôm nay quay lại với một chủ đề quen thuộc mà tôi cảm thấy mình có nhiều kinh nghiệm hơn: đó là du học.
Số là sáng nay đi dẫn chương trình khánh thành chương trình Đại học quốc tế Miền Đồng (Eastern International University) ở Bình Dương nên trong đầu bỗng hiện lại một câu hỏi mà nhiều bạn đã từng hỏi tôi: “Nếu có điều kiện, nên ra nước ngòai du học hay du học tại chỗ ở những trường quốc tế như RMIT, Đại học Quốc Tế, British University…và sắp tới đây là EIU, Tri Viet University…?”
DU HỌC NƯỚC NGÒAI: KHÔNG CHỈ LÀ SÁCH VỞ
E hèm. Với tư cách là một người đi trước, trước đây tôi thường trả lời các bạn trẻ đại ý thế này: “ Nếu có điều kiện, em nên ra nước ngòai du học. Bởi bên cạnh những thứ trong sách vở, nhà trường.. em sẽ học được rất nhiều điều bên ngòai xã hội. Thú thật mà nói, tôi không biết ở những trường nổi tiếng như Harvard, Stanford, Yale… thế nào, nhưng đối với trường đại học công lập bình thừong như tôi đã học (Southern Illinois University Carbondale), những gì học trong trường cũng chỉ là sách vở mà thôi. Khi bạn đi Mỹ, bạn sẽ học đựơc rất nhiều thứ bên ngòai xã hội và đó mới chính là những thứ tác động đến tư duy của bạn nhiều nhất. Hệ thống giao thông trật tự, kiến trúc đô thị hòanh tráng, các hoat động văn hóa xã hội, sinh họat cộng đồng, những địa điểm du lịch, vui chơi giải trí….tất cả những điều mới mẻ đó sẽ làm thay đổi tư tưởng của chúng ta rất nhiều mà đôi khi ta không nhận ra. Nhiều bạn sinh viên hỏi tôi một câu rất đơn giản những cũng không dễ trả lời: “Anh nhận thấy đi sinh viên đi du học về có lợi thế gì nhất?”
Nhiều bạn du học sinh chắc sẽ không đồng tình với tôi, nhưng thật sự theo tôi, hai lợi thế lớn nhất (và đôi khi duy nhất) của du học sinh chính là Ngọai ngữ và Sự tự tin (bao gồm cả thái độ làm việc, ứng xử, giao tiếp…). Vậy chẳng lẽ bao nhiêu kiến thức sách vở, kinh nghiệm thực tế (nếu bạn đã đi làm sau khi ra trường) đều vô nghĩa?
Không, chúng không vô nghĩa nhưng nếu không có điều kiện để áp dụng, thì cũng chẳng lợi ích là bao! Nếu so với các ngành khối kỹ thuật thì học kinh doanh, kinh tế được xem như là dễ thích nghi nhất khi về Việt Nam. Nhưng thực tế không hề đơn giản, môi trường kinh doanh các nước phát triển, đặc biệt là Mỹ, quá khác xa so với Việt Nam. Những case study (tình huống thực tế) tôi được học trong các lớp business ở Mỹ đều không thể áp dụng được ở Việt Nam!! Một đất nước đang phát triển, một thị trường mới nổi như Việt Nam còn thiếu thốn quá nhiều thứ liên quan đến những nền tảng cơ bản của một thị trường cạnh tranh, nên việc cố gắng áp dụng những tư tưởng triết lý kinh doanh Mỹ sẽ khó đạt đựơc thành công. Nói một cách đơn giản, Mark Zuckerberg nếu sống trong môi trường Việt Nam chắc sẽ khó gây dựng một đế chế Facebook theo cách của anh đã làm ở Mỹ. Nói không ngoa, những người đã đi làm càng lâu ở Mỹ thì khi về Viêt Nam càng gặp khó khăn nhiều hơn! Chính vì vậy, việc làm thế nào để có thể áp dụng một cách thành công những gì đã học ở nuớc ngòai vào môi trường Việt Nam luôn là một câu hỏi lớn mà tất cả những cựu du học sinh đều trăn trở. Những lợi ích mà du học nước ngòai mang lại cho bạn khi quay về Việt Nam là không thể phủ nhận. Nhưng đôi khi lợi ích đó chưa đuợc khai thác một cách tối đa, và thỉnh thỏang bị bỏ phí một cách đáng tiếc. Và trước xu thế phát triển của các mô hình giáo dục quốc tế, các chương trình liên kết, du học tại chỗ, nhiều phụ huynh đã đặt câu hỏi: “Có nhất thiết phải cho con mình đi sang nước ngoài với chi phí quá tốn kém như thế?”
DU HỌC TẠI CHỖ: CHƯA ĐI NGÀY NÀO…LIỆU CÓ HỌC ĐUỢC SÀNG KHÔN?
Có quá nhiều lý do để phụ huynh lựa chọn hình thức du học tại chỗ cho con mình. Chi phí thấp, ở gần gia đình mà vẫn có bằng cấp nước ngòai, học thầy ngọai, môi trường giáo dục hiện đại…Nhưng cũng không ít người quan ngại việc du học tại chỗ sẽ khó đạt chất lượng cao vì sinh viên sẽ không được rèn luyện được tính tự lập nơi đất khách quê nguời, không học đuợc nhiều điều mới mẻ từ môi trường sống của các nước phát triển. Nếu lý giải theo nhận định của tôi ở trên về lợi thế của Du học nước ngoài thì quả thật, du học tại chỗ gặp hạn chế rất nhiều nếu xét đến những bài học bên ngòai nhà trường.
Tuy nhiên, tôi nghĩ du học tại chỗ vẫn cực kỳ bổ ích nếu có một phương pháp đúng đắn. Ở đây chỉ xin nói về ngành học quản trị kinh doanh, vì đây là ngành học khá phổ biến và cũng rất cần thiết trong bối cảnh đất nước đang phát triển. Sinh viên du học tại chỗ có một lợi thế mà không một du học sinh nước ngòai nào có được, đó là các bạn đang sống trong môi trường Việt Nam, hòa mình vào dòng chảy phát triển của đất nước, hít thở không khí hừng hực của một quốc gia mới nổi đầy năng lựơng và tràn ngập khí thế làm giàu, khởi nghiệp, hội nhập quốc tế…
Một kinh nghiệm đáng tiếc mà tôi rút ra được (và tôi chắc chắn rất nhiều dụ học sinh Việt Nam hiện đang gặp phải), đó là khi đi du học, chúng ta quá chú tâm vào việc học những kiến thức mới tại môi trường nước ngòai mà đôi khi chưa thực sự suy nghĩ, mình sẽ áp dụng nó thế nào ở Việt Nam…Chúng ta đọc sách, nghe giảng những tình huống kinh doanh, học những kiến thức mới về kinh tế tài chính nhưng đôi khi quên mất tìm hiểu xem tình hình ở VIệt nam hiện nay ra sao. Đó là lý do vì sao khi quay trở về, nhiều du học sinh (trong đó có tôi) mất nhiều thời gian để hòa nhập, để hiểu về môi trường địa phương. Du học sinh luôn đọc báo và cập nhật thông tin quê nhà, nhưng đôi khi cũng chỉ dừng lại ở mức độ cập nhật thông tin, chứ chưa đến mức hiểu và lý giải tình hình thực tế. Hay nói đúng hơn là chưa suy nghĩ, lý giải tình hình kinh tế kinh doanh Việt Nam bằng những kiến thức đã học ở nước ngoài.
Còn nếu du học tại chỗ, nếu biết tận dụng cơ hội thì sinh viên sẽ vừa học đuợc những tư tưởng phương Tây, lại vừa đựơc có thể tiếp cận môi trừong kinh tế kinh doanh hàng ngày ở Việt Nam. Việc học tập, giao tiếp với giáo viên bản xứ sẽ giúp sinh viên cải thiện kỹ năng ngọai ngữ và sự tư tin. Song song đó, những hoat động ngọai khóa, thực tập, tiếp xúc với môi trường doanh nghiệp Việt Nam, doanh nhân Việt nam sẽ giúp các bạn hiểu đựoc tình hình thực tế. Thật sự mà nói, du học tại chỗ vẫn sẽ rất có ích nếu sinh viên biết cách tận dụng lợi thế “có mặt trên sân nhà” của mình.
THAY LỜI KẾT
Suy cho cùng, học thế nào đi nữa cũng là để tìm đuợc một công việc tốt. Nếu đã xác định làm việc ở Việt Nam, thì việc lựa chọn giữa du học tại chỗ và du học nước ngòai là một điều đáng cân nhắc trong bối cảnh hiện nay. Việc thu hẹp khỏang cách giữa sách vở mà môi trường thực tế là một bài tóan nan giải của cả quốc gia. Những tổ chức giáo dục quốc tế với mô hình học tập hiện đại, năng động ở Việt Nam nếu xác định được một chiến lược đào tạo đúng đắn, họ sẽ có thể sản sinh được những thế hệ sinh viên cực kỳ ưu việt, với lợi thế kết hợp giữa tư tưởng phương tây và trải nghiệm địa phương, góp phần giải quyết bài tóan nhân lực của Việt Nam trong thời buổi hội nhập, tiến tới kỷ nguyên công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
anh ah, that ra cai tui em mong cho hon tren blog anh la nhung kinh nghiem lam truyen hinh, boi nhung thu do ko co nhieu tre mang. Neu anh khong nhieu kinh nghiem thi hay co gang chia se that nhieu van de hon nua vi du sao anh cung la nguoi di truoc, it nhieu gi cung giup tui em hinh dung dc cong viec sau nay cua minh. ^^ Bye Bye anh
LikeLike
Hi em. Chắc em hiểu nhầm ý anh:) Anh sẽ vẫn chia sẻ kinh nghiệm làm truyền hình chứ. Đó là lý do tại sao có trang blog này mà. Chẳng qua là vài vấn đề anh định viết thành entry hôm qua nghĩ đi nghĩ lại thì thấy không nên viết thôi:) Chứ các chủ đề liên quan đến truyền hình thì còn nhiều. Hẹn em mấy entry sau nhé:)
LikeLike
anh hứa nhiều en try rồi đó!!!!! anh nhanh nhanh sớm sớm tụi em vẫn đang ngóng chờ…
LikeLike
Em đang phân vân về ý định nên du học học tại chỗ hay ko? Đọc entry này, em thấy cũng có những vấn đề mà em chưa nghĩ đến. Thanks anh nhìu vì đã có 1 entry thật hữu ích ^<^
LikeLike
Hi anh,
Không biết anh thấy sao, nhưng bản thân em thì nghĩ thế này.
Thứ nhất, nếu du học tại chỗ, đồng ý là giáo viên ngoại, chương trình nước ngoài nhưng môi trường học thì vẫn vậy. Sinh viên VN phần nào vẫn còn rụt rè, nhút nhát và theo một lề thói rất ư là quen thuộc và phổ biến là “thầy nói trò nghe”, interaction giữa giảng viên và sinh viên chưa thật sự cởi mở và dường như vẫn còn một khoảng cách khá là lớn. Hơn nữa, sinh viên VN hay có tật đùn đẩy, thiếu trách nhiệm, làm qua loa theo kiểu “Ngồi mát ăn bát vàng”… Nó giống như là một cái gì đó thuộc gốc rể rồi hay sao đó mà người VN mình nói chung hay như vậy, mặc dù bây giờ đỡ hơn rất nhiều rồi mà cũng còn khá là phổ biến 🙂 Nhưng nếu học trong một môi trường hoàn toàn khác, với những người bạn quốc tế, văn hóa khác, cách ứng xử, tư tưởng cũng khác sẽ giúp mình vượt ra được cái khuôn khổ gò bó nói trên. Không có cách nào thay đổi bản thân tốt hơn là thay đổi môi trường sống! Khi hòa vào môi trường mới, chắc chắn chúng ta sẽ bị tác động khá lớn. Bởi muốn thích nghi được, bản thân phải tự thay đổi thôi!
Thứ hai, em nghĩ đã lên tới đại học thì lý thuyết trong sách vở cũng chỉ là phần nào, cái quan trọng là học cách phát triển bản thân sao cho sau này ra đời, dù trong hoàn cảnh thế nào, cũng không bị “đói” (ý em là luôn biết cách thích nghi và phát huy tối đa năng lực bản thân để sống và phát triển một cách tốt nhất… dù là trong môi trường nào đi nữa). Qua những trải nghiệm thực tế, bản thân sẽ đút kết được những điều mới mẻ hơn mà, nếu ở môi trường cũ, sẽ không bao giờ khám phá được hết. Hơn nữa, tiếp xúc với nền nhiều văn hóa mới, tư tưởng cũng phong phú hơn rất nhiều, lúc đó cái đầu sẽ không chỉ đơn thuần nhồi nhét kiến thức nữa.
LikeLike
Hello Quoc Khanh,
I am so glad to know you.
Reading your writings about overseas study, I would like to share some of my thoughts about this subject.
It is undeniable that studying overseas will bring great benefits to us as besides knowledge obtained, living in another country, especially a developed country, is an invaluable experience. Developed countries like the US, the UK and Australia have very good education system; infrastructure, social and legal systems of those countries are well established and organized and these are what we really learn. Overseas study is also a good opportunity for us to build up international network by making friends with locals as well as students from other countries.
Language enhancement is also a plus, especially when studying in the US, the UK, or Australia where we have great chance to improve English. This is really good for career in the long term as we all know that English is the language of trade, tourism and politics in the today’s world and it will keep this status for years to come.
In addition, living away from home will help us be more independent, take care of ourselves and know how to plan for things we do now and the future.
But, a number of matters to consider….
First of all, cost is so high. For example, it costs approximately AUD40,000 a year for studying a bachelor degree in Australia, including tuition fees and cost of living. AUD40,000/year is too far to reach for an average family in Vietnam where average income per capita is just about USD1300 a year. Let’s say, it take three years to complete a bachelor degree, total costs will be up to AUD120,000 which is approximately VND2,580,000,000 with the exchange rate of VND/AUD21,500. It is not a small amount of money, is it?
Secondly, living away from home has its own drawback if we do not focus on study but gather with friends, go to bar, work to earn money, etc. A number of international students are sent back to their home countries because of bad grades.
Some may think that they can recover the costs by looking for chance to stay and work after study. But it is extremely difficult, especially now with global economic turbulence which makes most of developed countries are in high unemployment rate. We may have already known that unemployment rate in the US is so high, same for the UK and Australia.
What about studying in home country with foreign programs?
It is good and not good!
It is not good in that we do not have chance to live a life in other country; do not have chance to build up international network; do not have good chance to improve language by interacting with locals, and many more.
However, it is much cheaper.
In my point of view, the prominent value of overseas studies lies in living experience, international network, language improvement rather than the knowledge as with the advanced information technology compared to several decades ago, we can get knowledge easily from internet, books bought from amazon, etc.,
In summary, whether or not studying overseas is much dependent on personal situations such as finance, language, braveness to live away from home, etc. But finance and language are the first criteria to consider.
Just some rough thoughts to share; hope to receive comments from you…
Cheers Quoc Khanh!
Henry
LikeLike
Thanks Henry. I think I agree with all the points you made. I already mentioned some of them on my article. The final point i try to make here is that: “No matter where you study, it’s how you apply the knowledge will help you achieve success”. Well, it’s nothing new. But unfortunately, some people can’t do it.
Cheers,
LikeLike
Em thich cach noi chuyen cua anh o cho la luc nao cung nhin tong quan van de, khong uu ai, khong che bai cai gi. Anh xem rang moi thu luon luon co diem sang cua no.
LikeLike