Theo một nghị định mới ban hành và có hiệu lực mới đây 1/1/2022, thì tội Quấy Rối Tình Dục (QRTD) tại Việt Nam bị xử phạt từ 5 đến 8 triệu đồng. Mức này khá thấp so với một số nước trên giới, có khi vài chục ngàn đô và/hoặc ngồi tù không dưới 6 tháng. Trước đây mức phạt này chỉ từ 100-300 ngàn đồng! Thời hiệu của tội này là 1 năm tính từ khi kết thúc hành vi phạm tội. Tức là nạn nhân chỉ có 1 năm để tố cáo thủ phạm, nếu quá một năm thì sẽ không thể xử phạt được nữa. Điều đó cho thấy giai đoạn 1 năm đó, nếu case của hành vi phạm tội bị phớt lờ, nạn nhân tố cáo không thành…thì thủ phạm sẽ tiếp tục nhởn nhơ. Case QRTD luôn là case nhạy cảm vì nạn nhân thường bị đổ lỗi hoặc phớt lờ khi lên tiếng. Trong kỷ nguyên này, mạng xã hội là một công cụ hiệu quả đóng vai “toà án cộng đồng ”. Có những tội thoát khỏi toà án pháp luật nhưng không thể thoát khỏi toà án Facebook với sự phản ứng của cộng đồng mạng. Nhưng mặt trái của toà án nhân dân này là đôi khi xuất hiện làn sóng tấn công, ném đá khiến nạn nhân phải im lặng, ngậm quả đắng và tâm lý bị ảnh hưởng nặng nề thậm chí dẫn tới trầm cảm, tự tử trong một số trường hợp. Chính vì thế, vai trò của tất cả chúng ta là cần lên tiếng, cần tận dụng lợi thế của mạng xã hội để tạo hiệu ứng lan truyền, đưa thủ phạm ra toà án pháp luật, hoặc chí ít là “toà án cộng đồng” để chúng không thể tiếp tục nhởn nhơ “hành nghề”. Với trường hợp của bạn NHA trong case Forbes Under 30, đây không chỉ là QRTD đơn thuần, mà còn là QRTD trẻ vị thành niên, một dạng bệnh tâm lý. Điều đáng tiếc là khi nạn nhân, vốn là học sinh trung học, tố cáo thì còn vấp phải sự can ngăn của nhà trường (*đính chính: can ngăn của chỉ 1 giáo viên) sợ ảnh hưởng, sợ mang tiếng, và một làn sóng chỉ trích từ cộng đồng mạng. Forbes Vietnam là 1 tạp chí uy tín, được mua bản quyền từ 1 thương hiệu toàn cầu gần 200 năm. Dù mang một chiếc áo ban quản trị mới, và đây là đợt Forbes Under 30 đầu tiên của họ, nhưng trong team biên tập vẫn còn một số anh chị từ đời đầu vốn cũng đã có nhiều kinh nghiệm thực hiện danh sách từ 2015. Và qua trao đổi, mình biết họ cũng đang ráo riết để xác minh, thực hiện đúng nghiệp vụ báo chí là tìm hiểu đầy đủ, cặn kẽ đầy đủ các ngóc ngách của câu chuyện trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Mình tin họ sẽ có quyết định sớm trong tuần này. Cá nhân mình nghĩ NHA chắc chắn sẽ bị loại khỏi danh sách và nếu bạn ấy có lòng tự trọng/tài năng xứng đáng với đề cử, bạn ấy cần phải lên tiếng chính thức nhận lỗi. Mình đồng tình với ý kiến của một anh bạn khi cho rằng, Forbes Việt Nam nói riêng hay các cơ quan truyền thông làm giải thưởng nói chung sau này có thể tận dụng thêm mạng xã hội để làm công tác rà soát, kiểm định chất lượng trước khi công bố chính thức những đề cử nào đó. Đại loại là, các đề cử cá nhân dự kiến cứ đăng danh sách lên Facebook và để 30 ngày cho công chúng soi xét xem có phốt gì không quá khứ không. Nếu ổn thì sau đó chính thức công bố. Nếu toà án pháp luật chưa hiệu quả, chưa đủ tính răn đe thì những thủ phạm của QRTD, dù ở bất kỳ cấp độ nào, cần được “toà án cộng đồng” cho ra ánh sáng.
Nguồn Tham khảo:
Xử phạt QRTD tại Việt Nam:
Xử phạt QRTD ở Mỹ
What Are The Penalties for Sexual Harassment?
Hình phạt QRTD trên thế giới: